Đau Răng – Nguyên Nhân và Giải Pháp điều Trị Dứt Điểm

Kiến thức nha khoa

Đau răng là một triệu chứng thường gặp khiến bạn gặp rất nhiều trở ngại khi ăn uống, giao tiếp và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như sinh hoạt thường ngày.

Đau răng cũng chính là dấu hiệu của nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm, thế nhưng có rất nhiều người chủ quan, coi nhẹ việc đau răng chỉ là 1 cơn đau bình thường, lập tức uống thuốc để đối phó tạm thời với cơn đau mà không hề biết rằng đây là một hành động rất nguy hiểm vì nếu không tìm hiểu nguyên nhân từ gốc rễ và  điều trị kịp thời, bạn có thể sẽ phải trả một cái giá rất đắt như: Chịu nhiều đau đớn hơn do sâu hỏng nặng, viêm tủy, nhiễm trùng,… và cuối cùng là nhổ bỏ răng, tốn kém chi phí trồng lại…

1. Đau Răng do bị Sâu Răng

  • Dấu hiệu nhận biết sâu răng

Khi quan sát răng ta thường thấy trên răng xuất hiện lỗ sâu vỡ nhỏ hoặc lớn, màu ố nâu, đen. Khi ăn đồ quá lạnh hay quá nóng, hoặc vô tình để thức ăn chèn vào lỗ sâu thì sẽ cảm nhận được cơn đau tăng lên từ ê buốt nhẹ hay đau nhức dữ dội tùy vào mức độ sâu

  • Nguyên nhân gây sâu răng:

Sâu răng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau răng, và thường xảy ra khi ta:

  • Vệ sinh răng miệng kém
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa axit, đường, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
  • Ăn đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng, làm yếu men răng, răng dễ bị tấn công bởi vi khuẩn.
  • Cắn những vật cứng, đồ ăn cứng gây mẻ răng, hình thành những lỗ hổng làm vi khuẩn dễ xâm nhập.

Cách điều trị sâu răng

  • Tùy vào mức độ sâu hỏng Bác Sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp với từng tình trạng.
  • Sâu hỏng nhẹ, tiến hành nạo bỏ vùng bị sâu, tram lại răng
  • Khi bị viêm tủy, hoại tử tủy hoặc nhiễm trùng quanh chop răng nhẹ sẽ tiến hành điều trị tủy
  • Răng sau điều trị tủy nên lựa chọn 1 phục hình sứ để bảo vệ phần răng thật còn lại, đảm bảo thẩm mỹ trọn vẹn và ăn nhai chắc chắn hơn. Bởi lí do sau điều trị tủy là đã hết dưỡng chất nuôi răng, dẫn đến việc răng rất giòn và dễ gãy vỡ trong quá trình ăn nhai.
  • Phục hình sứ tùy chỉ định của Bác Sĩ và theo nhu cầu của khách có thể là onlay, overlay, endocrown hoặc bọc răng sứ
  • Nếu để vấn đề sâu hỏng diễn ra quá nặng không thể cứu chữa sẽ tiến hành nhổ bỏ và trồng lại răng giả mới

2. Nổi áp-xe răng

  • Áp xe răng là hiện tượng đau nhức răng do vùng bị áp-xe tạo áp lực chèn ép lên các dây thần kinh, nướu, chân răng và tuỷ răng. Cơn đau tăng khi thực hiện hoạt động nhai, cắn hoặc cảm thấy ê buốt răng khi trời nóng hoặc lạnh.
  • Miệng có vị đắng, hơi thở hôi. Vùng bị áp-xe và các vị trí xung quanh sưng đỏ, nhức, đôi khi sẽ bị chảy mủ trắng hoặc vàng.

Áp-xe gồm 2 loại: áp-xe quanh chóp răng và áp-xe nha chu (túi nha chu hay túi mủ). Bệnh xảy ra khi:

  • Biến chứng từ việc nhiễm trùng răng miệng, vi khuẩn từ các mảng bám trên răng gây ra mủ.
  • Cắn hoặc ăn đồ ăn cứng gây nứt, mẻ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn len lỏi vào tuỷ răng, gây nhiễm trùng, hình thành khối áp-xe.
  • Hình thành từ một răng bị sâu, lâu ngày không được điều trị gây viêm tuỷ răng và gây nổi áp-xe.

Cách điều trị: tuỳ vào vị trí áp-xe sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau.

  • Chích rạch áp-xe.
  • Nạo túi mủ và cạo láng gốc răng.
  • Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau theo chỉ định của bác sỹ.
  • Điều trị tuỷ nếu cần để loại bỏ nguyên nhân gây áp-xe.
  • Lấy vôi răng, trám răng sâu.
  • Xử lý mảnh nứt, mẻ răng.
  • Trường hợp răng không thể giữ lại sẽ tiến hành nhổ răng và trồng răng giả

    3. Mọc răng (Khôn)

    Mọc răng cũng gây nên những cơn đau nhức răng hàm, đặc biệt là quá trình mọc răng khôn khi bước vào độ tuổi 18 – 26. Mọc răng gây đau nhức khi:

    • Răng mọc ngầm, mọc lệch, mọc kẹt do bị lợi và xương che mất.
    • Răng mọc đâm sang răng bên cạnh, gây đau nhức răng và nướu, ảnh hưởng đến răng kế cận.

      Dấu hiệu nhận biết:

      • Đau nhức ở vị trí mọc răng và các răng xung quanh. Cơn đau âm ỉ kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần, đau nhiều hơn khi răng phát triển, thời gian mọc răng có thể là vài tuần, vài tháng hoặc vài năm.
      • Nướu răng sưng đỏ, ê buốt.
      • Gây sốt, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, đôi khi mất ngủ vì cơn đau răng.
      • Lâu ngày không điều trị tình trạng mọc sai vị trí của răng, có thể sẽ ảnh hưởng đến các răng kế cận, đâm vào nướu làm nhiễm trùng nướu, thậm chí có thể đâm vào má.

      Cách điều trị:

      • Rạch lợi trùm để răng phát triển bình thường (trong trường hợp răng mọc thẳng).
      • Đối với các trường hợp răng mọc ngầm, mọc lệch, mọc kẹt, người bệnh sẽ được tiến hành phẫu thuật nhổ bỏ để tránh làm ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh.
      • Súc miệng bằng nước muối để sát trùng vùng nướu bị sưng.

      Giữ gìn vệ sinh vùng mọc răng để tránh hình thành các mảng bám trên răng mới mọc.

Tags :

Chia sẻ :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Author

Ellie Hartley

“rất hài lòng về dịch vụ của nha khoa. Đúng là đẳng cấp, răng mình từ trước rất hô, kiểu như bị lòi ra bên ngoài.Cảm ơn nhiều! nha khoa nha trang uy tín thật sự”

Bài viết gần đây

No Content Available

Liên hệ đặt lịch

Nha khoa Minh Duy Solutions tự hào là một trong số ít đơn vị đi đầu trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ: bọc răng sứ, trồng răng implant, niềng răng và tẩy trắng răng …

Hãy đồng hành cùng chúng tôi !